Các marketer trong lĩnh vực digital – với vai trò thực chất là marketer nhiều hơn là digital – thực sự nên học cách hoài nghi nhiều hơn để nhận ra mình đang chìm đắm trong ảo ảnh vô nghĩa của những thuật ngữ sáo rỗng như thế nào.
Đầu tiên là cụm từ “inbound marketing”, một khái niệm ra đời giữa những năm 2000 bởi HubSpot – một công ty bán phần mềm inbound marketing (dĩ nhiên) và đã bị một người cựu nhân viên, ông Dan Lyons công khai chỉ trích trong một quyển sách của ông phát hành ngày 05/04.
Đầu tiên là cụm từ “inbound marketing”, một khái niệm ra đời giữa những năm 2000 bởi HubSpot – một công ty bán phần mềm inbound marketing (dĩ nhiên) và đã bị một người cựu nhân viên, ông Dan Lyons công khai chỉ trích trong một quyển sách của ông phát hành ngày 05/04.
Ông Lyons đã cáo buộc một cách ngụ ý rằng, thành công của HubSpot dường như đến từ việc quảng bá cho thuật ngữ “inbound marketing” hơn là sản phẩm thực sự của họ: “Những vị trí đầu tiên mà HubSpot thuê là Trưởng phòng Sales và Trưởng phòng Marketing. Ông Halligan và ông Dharmesh đã đảm nhận 2 vai trò này dù lúc đó công ty hoàn toàn không có sản phẩm nào để bán và thậm chí còn chưa có bất kỳ một sự mường tượng nào về sản phẩm mà họ muốn tạo ra. HubSpot đã bắt đầu như một công ty bán sản phẩm nhưng lại đang đi tìm sản phẩm để bán”.
Thứ hai, đó là cụm từ “content marketing” đã được tuyên truyền rộng rãi vào cùng thời gian trên bởi ông Joe Pulizzi. Ông là người tạo ra Content Marketing Institute – dĩ nhiên, lại lần nữa, là công ty bán các khóa học huấn luyện Content Marketing, cũng như bán tấm vé bước chân vào thế giới hội thảo Content Marketing toàn cầu. Vậy “content marketing” là gì? Định nghĩa của Wikipedia là một ví dụ điển hình của việc “nói lên một điều gì đó nhưng thực sự là không nói lên điều gì cả!”:
Content marketing là bất cứ một hoạt động marketing nào liên quan đến việc tạo và chia sẻ các nội dung truyền thông hoặc xuất bản nhằm mục đích thu hút và giữ chân người tiêu dùng.
Việc sử dụng những thuật ngữ vô nghĩa một cách tràn lan đã tạo nên một thế hệ marketer non trẻ bì bõm lội vào nghề mà không biết bất cứ một khái niệm cơ bản và thực tiễn nào – những điều là nền tảng cơ bản của ngành. Kết quả là có quá nhiều “digital marketer” đang làm việc dựa trên những nền tảng sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của ngành digital bằng cơn lũ spam trên Internet. Để hiểu thế giới marketing này đang sai lệch theo hướng nào, trước tiên, hãy so sánh cách mà phòng marketing điều hành công việc trước và sau khi có sự phổ cập đại chúng của Internet.
Hãy tưởng tượng bây giờ là năm 1996. Bộ phận marketing truyền thống đang nghĩ gì? Đó là 4P, là promotion mix, là chiến lược truyền thông, là SWOT, là khái niệm 5 nguồn lực, là xây dựng thương hiệu. Tiếp theo đó, vào năm 2006, các đội ngũ digital marketing đang nghĩ gì? Đó là thứ tự xếp hạng trên Google, lượng traffic vào websites, lượng like trên Facebook, lượng người theo dõi trên Twitter, tỉ trọng từ khóa, tạo ra các back-links.
“Bộ phận marketing truyền thống” đã sử dụng chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bài bản trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi các “phòng ban marketing online” tự gọi mình là những marketer nhưng thậm chí không hiểu biết bằng một sinh viên marketing 18 tuổi. Sự khác biệt giữa 2 phòng ban marketing đã đang tạo nên 2 sự khác biệt rất lớn.
"CÁC TECH MARKETER NÊN BẮT ĐẦU THỰC HIỆN NHỮNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THỰC SỰ"
Tuy nhiên, trong những năm về sau, marketing online cũng đã có sự tiến bộ nhất định. Google đã ngăn chặn thành công những hành động gian lận để thay đổi vị thứ trên bảng xếp hạng. Các thương hiệu bắt đầu phải trả tiền cho lượng reach trên Facebook. Phần lớn đường link dẫn đến các trang web khởi nghiệp được hiển thị dưới dạng tự nhiên theo sản phẩm nhờ những nỗ lực bao phủ và quảng cáo và không có đường link nào được dựng lên nhờ công tác SEO (theo nghiên cứu của ông John Doherty, người sáng lập công ty Credo, đã công khai trên trang Moz hồi tháng 3 năm 2016).
“CONTENT MARKETING” HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GÌ MỚI"
Trong khi tất cả những thay đổi này đang xảy ra, các online marketer nên ngưng các hoạt động “ngụy tạo marketing” và bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu thực sự.
Và các “inbound marketer” đã sai, khi tuyên bố rằng: Những chiến lược “outbound” như quảng cáo, PR đã “chết” mà không nêu ra bất cứ bằng chứng nào (ông Martin Kihn của Gartner cũng đã phủ nhận tuyên bố này). Vì vậy, họ (những người bán phần mềm inbound) vẫn cần khác biệt hóa bản thân bằng cách nào đó để đáp ứng phù hợp nhu cầu mà vẫn có thể trả lương cho nhân viên của mình, giữ chân khác hàng và người dùng phần mềm.
Thế giới digital marketing thay vì cố gắng dùng những thuật ngữ sáo rỗng mới thì hãy hiện thực hóa chúng để chứng minh nỗ lực của họ có tạo nên sự mới mẻ hay khác biệt. “Content marketing” là thuật ngữ xuất hiện sau khi các online marketer bắt đầu hô hào câu khẩu hiệu “ngu ngốc nhất” trong lịch sử marketing, đó là:
“Content is King!”
Bất cứ ai đang tin chắc vào điều này cần thức tỉnh và nhận ra thực trạng rằng “Content is King” không mang lại bất cứ ý nghĩa nào cho ngành marketing. Bởi vì sao?
Nội dung, dĩ nhiên, luôn là phần quan trọng nhất. Như các quảng cáo bia được chiếu trên TV vào mùa cao điểm. Hay một video gây scandal được đăng lên Facebook. Một bức hình tự sướng của một người bị bệnh cuồng bản thân đăng lên Instagram. Hay như chính bài viết này, cũng là nội dung, và có thể nó sẽ bị cộng đồng marketing phớt lờ, bởi những marketer thèm-khát-được-chú-ý sẽ luôn tuyên truyền về sự thay đổi của một số mô thức truyền thống nhằm mục đích tạo dựng tên tuổi cho mình, ngay cả khi những “thay đổi” đó hoàn toàn vô nghĩa.
Bất cứ ai đang tin chắc vào điều này cần thức tỉnh và nhận ra thực trạng rằng “Content is King” không mang lại bất cứ ý nghĩa nào cho ngành marketing. Bởi vì sao?
Nội dung, dĩ nhiên, luôn là phần quan trọng nhất. Như các quảng cáo bia được chiếu trên TV vào mùa cao điểm. Hay một video gây scandal được đăng lên Facebook. Một bức hình tự sướng của một người bị bệnh cuồng bản thân đăng lên Instagram. Hay như chính bài viết này, cũng là nội dung, và có thể nó sẽ bị cộng đồng marketing phớt lờ, bởi những marketer thèm-khát-được-chú-ý sẽ luôn tuyên truyền về sự thay đổi của một số mô thức truyền thống nhằm mục đích tạo dựng tên tuổi cho mình, ngay cả khi những “thay đổi” đó hoàn toàn vô nghĩa.
"Nếu quảng cáo bia không hấp dẫn, nếu viral video không thu hút được người xem, nếu bức ảnh tự sướng không đạt đủ lượng “likes”, thì tương tự như nhau, tất cả đều chẳng có ý nghĩa gì. Nội dung lúc nào mà chẳng quan trọng"
Vào thập niên 50, một marketer có thể tạo ra một thông điệp về một sản phẩm rồi đưa lên quảng cáo in ấn và đăng trên các tạp chí. Ngày nay, một marketer có thể đưa thông điệp đó lên một video và đăng trên YouTube.
SÁNG TẠO KHÔNG THỂ SẢN XUẤT HÀNG LOẠT
Cuối cùng, tất cả các hoạt động marketing đều là “content marketing” bởi vì tất cả các hoạt động marketing đều sử dụng “content”. Phần lớn những người sử dụng từ “content” lại không chắc chắn điều mình đang làm chính xác là gì. Một quảng cáo, họ cũng gọi đấy là content. Một ấn phẩm marketing để hỗ trợ bán hàng trong một chiến dịch marketing trực tiếp, họ cũng gọi là content. Một video, cũng không khác gì. Định nghĩa sáng tạo một cách chính xác sẽ giúp bạn tìm cách thức tốt nhất để thực hiện công việc của mình.
Nếu marketer không thay đổi tư duy của mình, họ sẽ tiếp tục xem “content” như một cái máy và spam Internet với một đống những thứ tào lao, ngày càng rẻ tiền mà họ tự gọi là “content”. Nhưng “content” không phải một thứ hàng hóa. Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt được. Như Greg Satell đã viết trong bài review trên tờ Harvard Business:
Chúng tôi không bao giờ gọi bất cứ thứ gì là một “content” tốt. Không có bất cứ ai sau khi xem phim bộ phim mình yêu thích sẽ thốt lên “Wow! Thật là một nội dung tuyệt vời!”. Không ai lắng nghe những “nội dung” trên đường đi làm vào buổi sáng. Bạn nghĩ có ai gọi đại văn hào Ernest Hemingway là một người “sáng tạo nội dung”? Nếu có ai từng như vậy thì tôi sẽ xin anh ta tự đấm vào mũi mình.
Giả sử, điều bạn đang thực sự làm là tạo ra một quảng cáo, thì đừng gọi nó là “content” – hãy tự hào vì bạn đang thực hiện một quảng cáo thương mại cho khách hàng của bạn và làm cho nó tuyệt vời đủ để mọi người nhớ về nó trong vài năm sau đó.
Bí ẩn “inbound marketing”
Marketing trực tiếp là việc gửi các ấn phẩm bán hàng đến danh sách những người cụ thể, nhằm đạt được những phản hồi trực tiếp, ngay lập tức. Bao gồm gửi thư trực tiếp, gửi email, và phần lớn các quảng cáo trên Internet, di động và các mạng xã hội.
(Đúng vậy! Phần lớn các quảng cáo trên online và di động, thực sự là marketing trực tiếp chứ không phải quảng cáo!)
Advertising – Quảng cáo sử dụng những kênh đại chúng để tăng mức độ nhận biết và gắn kết giữa thương hiệu với khản giả đại chúng.
Personal selling – Bán hàng cá nhân sử dụng những nhân viên bán hàng thường là lựa chọn của những công ty B2B hoặc B2C cao cấp, các sản phẩm này thường có vòng đời sản phẩm dài.
Sales promotion – Khuyến mãi là những hoạt động ngắn hạn nhằm khuyến khích người dùng mua hoặc bán một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua giảm giá hoặc các coupon.
Kích hoạt – là cách thức gia tăng lượng nhìn thấy hoặc mức độ nhận biết thông qua tương tác trực tiếp trên các kênh media tự có hoặc trả tiền (owned hoặc earned media).
Ở đây, tôi không liệt kê “inbound marketing” hay “content marketing” hoặc “social media marketing”, bởi vì chúng không phải một phần của promotion mix, và thực sự chúng không nên tồn tại ngay từ đầu. Bất cứ ví dụ nào về 3 khái niệm trên đều chỉ đơn giản là một cách gọi khác của những khái niệm đã tồn tại trước giờ trong promotion mix:
Kích hoạt – là cách thức gia tăng lượng nhìn thấy hoặc mức độ nhận biết thông qua tương tác trực tiếp trên các kênh media tự có hoặc trả tiền (owned hoặc earned media).
Ở đây, tôi không liệt kê “inbound marketing” hay “content marketing” hoặc “social media marketing”, bởi vì chúng không phải một phần của promotion mix, và thực sự chúng không nên tồn tại ngay từ đầu. Bất cứ ví dụ nào về 3 khái niệm trên đều chỉ đơn giản là một cách gọi khác của những khái niệm đã tồn tại trước giờ trong promotion mix:
Clip “The Dollar Shave Club” không phải một “content marketing” – nó là quảng cáo (được đăng tải trên YouTube).
Sự kiện “Red Bull’s space jump” không phải “content marketing” – nó là một hình thức kích hoạt thương hiệu (được đăng tải thông qua mang xã hội và tin tức).
Câu Tweet nổi tiếng của Oreo mùa Super Bowl không phải “social media marketing” – nó là một dạng kích hoạt thương hiệu trên digital (được đăng tải thông qua Twitter).
Những ví dụ trên, dù sao, phần lớn là của những thương hiệu có khách hàng đại chúng. Rất hiếm thấy có start-up công nghệ cao nào đang làm ra bất cứ hoạt động nào tương tự vì bản chất của ngành này không cho phép.
Các tech marketer nên làm gì?
Lời khuyên của tôi là: Hãy quay trở về với những gì cơ bản nhất của marketing. Trong hơn 1 thập kỷ qua, rất nhiều digital marketer trở thành tech marketer, vì vậy họ không được đào tạo về marketing truyền thống nữa. Đó là lý do tại sao họ tập trung vào các thuật toán, họ tranh luận để tìm ra cách tự động hóa tốt nhất và sáng chế ra những khái niệm mới; họ thôi không nghĩ về việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu với những kỹ thuật đã được phát triển từ thế kỷ trước.
Để trở thành những marketer giỏi hơn, họ cần bỏ qua tất cả những bài viết về “inbound marketing” hay “content marketing” và đọc một quyển “marketing 101” (tôi đề xuất quyển Principles of marketing, tác giả Philip T. Kotler và Gary Armstrong).
Hãy nghiên cứu về direct marketing, chiến lược truyền thông và chiến lược kích hoạt trong promotion mix, sau đó áp dụng những nguyên tắc truyền thống này vào các kênh online / offline mà bạn chọn – bất kể là TV, Facebook, Google AdWords hay bất cứ thứ gì khác.
Đừng chia rẽ đội ngũ marketing truyền thống và online: Càng nhiều hoạt động trên online thì marketing truyền thống và digital càng trở thành đơn giản, “chỉ-là-marketing”. Các direct marketer cần phải học cách làm thế nào để thành công trên cả kênh online và offline. Điều tương tự cũng đúng cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người bán hàng. Ví dụ, một nhà xuất bản giỏi sẽ am hiểu việc làm thế nào để đưa sản phẩm của họ lên TV cũng như Facebook.
Hãy tìm những phương thức thay thế direct marketing: Kỹ thuật phân tích và thuật toán của mọi người thường tốt, nhưng lại không sáng tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào direct marketing cũng kém sáng tạo. Ví dụ như quảng cáo “The Dollar Shave Club”, rõ ràng là một hoạt động kích hoạt nhưng có hiệu quả cực kỳ tốt.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ mà direct marketing dường như đã trở nên quá cổ lỗ, và chúng ta quên cách phải hành xử như một brand marketer. Nhưng hãy nhớ rằng: Làm thế nào mà Apple trở thành một thương hiệu đáng giá lớn nhất trên thế giới? Chính là nhờ những quảng cáo TV như “1984” và những print-ads như “Think different”.
Hãy luôn luôn nghi ngờ: Marketer nên là những người khó tính nhất khi đưa sản phẩm vào thị trường, nhưng thường hay dễ dãi với chính bản thân họ. Hãy tự hỏi bản thân: “Khách hàng này / công ty này có thể dành ra bao nhiêu tiền cho ý tưởng này?” Bất cứ khi nào marketer than phiền rằng “mọi thứ đã thay đổi” hoặc tuyên bố khái niệm truyền thống nào đó đã “chết” hay ca tụng những thuật ngữ vô nghĩa là “tương lai của marketing”; hãy hỏi họ bằng chứng. Hãy hỏi họ đưa ra các nguồn thông tin làm dẫn chứng và giải thích lý do cho những phát ngôn của họ.
Xem thêm:
cho thuê phòng họp
------------------------------------
cho thuê phòng họp tại hà nội
------------------------------------
cho thuê phòng họp hội thảo
------------------------------------
cho thuê phòng họp hội nghị
------------------------------------
thuê phòng họp tại hà nội
------------------------------------
------------------------------------
cho thuê phòng họp tại hà nội
------------------------------------
cho thuê phòng họp hội thảo
------------------------------------
cho thuê phòng họp hội nghị
------------------------------------
thuê phòng họp tại hà nội
------------------------------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét